Biểu tình Hồng Kông gia tăng cường độ: đòi lãnh đạo Đặc khu từ chức

DienDanCTM - Tổng hợp
Trưa hôm nay 29-9, nhà cầm quyền Hồng Kông đã bày tỏ nhượng bộ khi quyết định rút lực lượng chống bạo động khỏi các khu vực đang bị chiếm đóng sau hơn 2 ngày trấn áp vô hiệu. Nhiều vụ đụng độ xảy ra giữa người dân biểu tình và cảnh sát chống bạo động khiến hàng chục người bị thương, cao điểm là trong ngày hôm qua Chủ nhật kéo dài cho tới sáng nay khi giới hữu trách Hồng Kông có hành động phô trương sức trong lúc tìm cách giải tán những người biểu tình đòi dân chủ.

Mặc dầu cảnh sát chống bạo động đã rút đi, nhưng cuộc biểu tình quy mô phong tỏa khu vực trung tâm Hồng Kông vẫn tiếp diễn rầm rộ cả ngày, cùng với những khu vực thương mại lân cận, với con số tham dự ước lượng cả trăm ngàn người. Tuy vậy, tình hình được ghi nhận không còn hỗn loạn như hai ngày qua khi có sự trấn áp của cảnh sát.

Biển người biểu tình tiến hành biện pháp dân sự bất tuân, ngồi phong tỏa các lối dẫn vào khu trung tâm hành chính - tài chính Trung Hoàn của Hồng Kông, đã reo hò khi các thủ lĩnh biểu tình tuyên bố “chiến thắng bước đầu” sau khi không còn bóng dáng lực lượng cảnh sát trấn áp. Các lãnh đạo đấu tranh đòi tự do dân chủ Hồng Kông cho biết cuộc biểu tình sẽ tiếp tục nếu Trưởng đặc khu Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh) không chịu từ chức. Các nhà lập pháp Hồng Kông cũng đã ra tuyên bố ủng hộ phong trào đấu tranh của người dân và kêu gọi ông Leung từ chức. Phía sinh viên, Hội Liên hiệp sinh viên Hồng Kông cũng lê tiếng xác định nếu yêu sách bảo đảm dân chủ không được đáp ứng, trong đó có đòi hỏi ông Leung cùng 3 quan chức phụ trách về cải cách bầu cử và chính trị phải từ chức, sinh viên học sinh sẽ tiếp tục bãi khóa. Hiện đã có thêm học sinh của nhiều trường bãi khóa để tham gia biểu tình.

Tin tức ghi nhận trong ngày đầu tuần làm việc mới, Hồng Kông đã chứng kiến những hệ quả của chiến dịch phong tỏa. Các ngân hàng, cửa hàng, trường học đã phải đóng cửa, đường phố tê liệt.

Dân chúng trong khu vực đã tiếp tay tiếp tế những thứ cần dùng khi nhận qua tin nhắn từ các sinh viên thanh niên tham dự biểu tình. Người dân biểu tình ở Hong Kong cũng kêu gọi và trông đợi sự ủng hộ của quốc tế. 


Bộ Ngoại giao Anh đã lên tiếng tuyên bố quan ngại và đang theo dõi sát sao tình hình tại Hồng Kông, đồng thời nhấn mạnh những quyền cơ bản của người dân, trong đó có quyền biểu tình, cần được bảo đảm. Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông ra thông cáo nói không chính thức ủng hộ bất kỳ ai liên quan đến những diễn biến hiện nay ở Hồng Kông , nhưng xác nhận ủng hộ mạnh mẽ việc bảo vệ những quyền tự do cơ bản được quốc tế công nhận như quyền "tự do tụ tập ôn hòa, tự do bày tỏ chính kiến...”. Lê tiếng trược diễn biến này, trong ngày hôm nay 29-9 tại Đài Loan, Tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố chính quyền của ông “hoàn toàn thông cảm và ủng hộ người dân Hồng Kông trong việc đòi bầu cử lãnh đạo đặc khu theo phương thức phổ thông đầu phiếu đầy đủ”, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hãy "lắng nghe tiếng nói của người dân,  cũng như xử lý cuộc biểu tình một cách thận trọng và hòa bình".

Cùng lúc, người dân Hồng Kông đang sinh sống tại các thành phố lớn của Úc ngày hôm nay đã xuống đường bày tỏ ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở quê nhà. Dự kiến, các sự kiện tương tự sẽ diễn ra vào ngày 1.10 tới đây ở các quốc gia khác như Canada, Đan Mạch và Ireland…

Trong khi đó Trung quốc đang lo sợ phong trào lan rộng. Bắc kinh tiếp tục tuyên bố phản đối bất kỳ lực lượng bên ngoài nào ủng hộ phong trào mà họ cho là "bất hợp pháp” hay can dự vào việc nội bộ của nước này, cũng như  khuyến cáo nước ngoài "đừng gửi ra những thông điệp sai trái", mọi việc hãy để "hoàn toàn Trung Quốc giải quyết".

Trược tình hình tiếp tục căng thẳng, chính quyền Hồng Kông đã thông báo hủy cuộc bắn pháo hoa mừng Quốc khánh Trung Quốc tại cảng Victoria vào đêm 1-10 tới đây


Được biết, trong những ngày qua khi cuộc cách mạng đòi tự dân chủ cho Hồng Kông bùng phát , đã tạo thêm cảm hứng cho giới hoạt động đấu tranh dân chủ ở Việt Nam và đang theo dõi hầu rút ra những kinh nghiệm từ cuộc cách mạng này.




0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More